Tamdoanh

09.8765.8887

Cử nhân chạy grab – hậu quả của thiếu định hướng ngành nghề

CÂU CHUYỆN CỦA CỬ NHÂN TUẤN

Tuấn vừa tốt nghiệp một trường đại học dân lập chuyên ngành tài chính – ngân hàng. Xưa anh chọn trường này để học cũng vì không đủ điểm vào trường Đại học Thương mại. Tuấn cũng không muốn đi học nghề vì cảm thấy đi học đại học vẫn oai hơn. Có tấm bằng khá trong tay, anh cũng đã dải hồ sơ ở một số ngân hàng nhưng họ chê bằng cấp của trường anh học không uy tín. Cũng có nơi yêu cầu ngoại ngữ và các kinh nghiệm khác mà Tuấn không có. Anh đành đã đi làm ở nơi duy nhất cho anh cơ hội đó là một công ty tài chính với công việc là gọi điện thoại cho khách hàng nhằm cung cấp khoản vay tiêu dùng. Mức lương cứng chỉ 2.000.000đ/tháng, còn lại ăn theo doanh số, Tuấn nhanh chóng nhận ra là công việc này không phải là điều anh mong đợi. Anhkiếm được tổng thu nhập của công việc mới ở mức 4.000.000đ/tháng vốn không đủ trang trải chi phí thuê phòng trọ, ăn ở và đi lại, Tuấn quyết định nghỉ việc để đi tìm một công việc khác. Trong thời gian chờ đợi, anh gia nhập Grab – tập đoàn đa quốc gia duy nhất trên thế giới mà để xin vào, ứng viên chỉ cần có một chiếc xe gắn máy.

Cũng may chạy grab là một công việc cho thu nhập không tới nỗi tệ, mỗi ngày Tuấn có thể kiếm được mức thu nhập từ 350 – 500 ngàn đồng cho khoảng 10 tiếng đồng hồ “đánh vật” ngoài đường. Tiền lương nhận được luôn vào cuối ngày giúp anh có thể trang trải các chi phí cuộc sống. Để gia đình yên lòng, Tuấn nói với gia đình là anh làm công việc kinh doanh cho một doanh nghiệp tư nhân ở quận Đống Đa. Mỗi ngày, anh dấu trọn chiếc áo khoác cùng cặp mũ bảo hiểm màu xanh trong túi kéo và bắt đầu mặc vào khi ra tới đường. Anh cũng không quên đeo khẩu trang thật kín, vừa giúp ngăn bụi bặm vừa để không ai có thể nhận ra mình. Cuối ngày, sau khi xong việc, anh lại gập bộ dụng cụ hành nghề, bỏ cẩn thận vào trong túi trước khi quay trở lại phòng trọ nghỉ ngơi.

Cứ như vậy, cũng đã 4 năm kể từ ngày Tuấn bước chân vào làm việc tại doanh nghiệp nổi tiếng này. Anh vẫn chưa xin được công việc gì khác và hình như anh cũng chẳng còn ý định nộp hồ sơ ở đâu nữa bởi vừa tốn công phỏng vấn, vừa mất một buổi chạy xe tính ra cũng gần 200 ngàn đồng. Chút kiến thức ít ỏi sau mấy năm rời xa ghế nhà trường, anh cũng đã kịp quên hết. Trong một cuộc khảo sát online, do trường đại học cũ của Tuấn tiến hànhh với cựu sinh viên, Tuấn nghi vào phiếu khảo sát với mức lương 15 triệu/tháng. Sau khi tổng kết, trường đại học này cũng rất vui mừng công bố với các em sinh viên tương lai và toàn thể xã hội rằng trên 90% sinh viên ra trường kiếm được việc làm với “thu nhập ổn định”.

HỌC ĐẠI HỌC ĐỂ CHẠY GRAB – TÌNH TRẠNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Trên đây là tình cảnh của Tuấn và chắc hẳn ai đó cũng thấy quen quen khi nhìn ra hình ảnh của bản thân mình. Sẽ chẳng có điều gì đáng bàn ở đây nếu như Tuấn hay những người khác không bỏ ít nhất 70 triệu đồng/năm cho mỗi năm học đắt đỏ tại Hà Nội để đổi lấy công việc này. Con số 300 triệu đồng cho 4 năm đại học với niềm tự hào của gia đình và một tương lai sán lạn đã không được như kỳ vọng. Tuấn cũng chẳng biết tương lai sẽ thế nào nhưng trước mắt anh vẫn cần công việc này vì nó cho lại thu nhập và anh cũng thấy mình không quá bị gò bó khi làm nó. Điều đáng buồn là những trường hợp như Tuấn không phải là ít bởi thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm những công việc tự do nhưu grab ngày càng cao. Các bạn trẻ tốt nghiệp đại học nhưng đi làm những công việc bấp bênh như thu ngân siêu thị, bán hàng online, chạy xe công nghệ, telesales chiếm tỷ lệ cao hơn các công việc khác vì số lượng công việc nhiều, yêu cầu công việc thấp (không có đòi hỏi gì về ngoại ngữ, bằng cấp hay kinh nghiệm). Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều do xu hướng chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc. Họ cần những công nhân kỹ thuật lành nghề nhưng lại không có cách nào tuyển dụng được cho nhà máy của mình và buộc phải điều từ các nước khác sang với mức lương và chi phí đắt đỏ.

NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

Tình trạng trên xảy ra do sinh viên thiếu thông tin trong quá trình định hướng nghề nghiệp cũng như không được tư vấn, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập dẫn tới sự chênh lệch giữa nhu cầu của nhà tuyển dụng và mức độ đáp ứng được của các sinh viên. Sẽ không có tình cảnh đáng buồn này nếu như ngay tư đầu có ai đó nói cho Tuấn biết rằng:

– Ngành Tài chính – ngân hàng là ngành có yêu cầu rất cao và các nhà tuyển dụng gần như chỉ tuyển từ những trường đại học uy tín với các sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi trở lên. Mức độ dư thừa nhân sự trong ngành này ở Việt Nam cũng đã rất lớn trong những năm qua.

– Phương pháp học tập ở đại học để có thể lĩnh hội được kiến thức và chuyên môn khác nhằm chuyển dịch ngành nghề khi có sự thay đổi về nhu cầu việc làm trong xã hội.

– Các trang bị kiến thức ngoại ngữ và tin học để có thể xin việc ở các doanh nghiệp lớn.

– Yêu cầu của các nhà tuyển dụng và các hướng công việc có thể làm khi học ngành tài chính ngân hàng.

– Những lựa chọn nghề nghiệp khác ở các cơ sở giáo dục khác mà xã hội cần hơn, tốn ít chi phí học tập và thời gian hơn so với ngành tài chính – ngân hàng.

Thực tế là đa phần sinh viên của chúng ta, kể cả sinh viên học các đại học lớn cũng không nắm được các thông tin kể trên cho tới khi họ ra trường, đi làm và gặp khó khăn trong vấn đề xin việc.

DỊCH VỤ ĐỊNH HƯỚNG VÀ CỐ VẤN NGHỀ NGHIỆP

Dịch vụ tư vấn đinh hướng nghề nghiệp, cố vấn học tập và tư vấn chuẩn bị xin việc làm của Tâm Doanh ra đời xuất phát từ sự cấp thiết phải có một dịch vụ như vậy trong xã hội nhằm giúp các gia đình và sinh viên không lãng phí mất 4 năm đại học cùng hàng trăm tiệu tiền học phí đắt đỏ.

Mô hình phân tích khoa học của chúng tôi giúp HSSV xác định được các điểm mạnh và đam mê để theo đuổi những ngành nghề có mức thu nhập tốt với mức chi phí tối ưu. Tâm Doanh cũng cố vấn cho các bạn trẻ cách thức lập kế hoạch học tập tối ưu để đạt được mặt bằng tuyển dụng của các doanh nghiệp lớn trong ngành. Điều này giúp giảm ngăn chặn tỷ lệ thất nghiệp và đảm bảo tương lai cho những người đầu tư vào con đường học tập Cao đẳng, đại học.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *