Tamdoanh

09.8765.8887

Lý do tôi làm giáo dục – Chia sẻ của người sáng lập Tâm Doanh

Tầm quan trọng của giáo dục

Tại một sự kiện của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) tại Paris, Pháp năm 1997, Nelson Mandela đã đưa ra một phát biểu bất hủ về giáo dục. Tuyên ngôn này đã trở nên vô cùng nổi tiếng và hiện vẫn được trưng bày tại cổng vào của Đại học Nam Phi (University of South Africa) với nội dung như sau:

“Việc phá hủy bất kỳ quốc gia nào không đòi hỏi việc sử dụng bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép việc gian lận trong các kỳ thi của học sinh, sinh viên.

Người bệnh chết trên tay của các bác sĩ của nền giáo dục ấy; Các tòa nhà sập đổ trên tay của các kỹ sư của nền giáo dục như vậy; Tiền bị mất trên tay của các nhà kinh tế và kế toán viên của nền giáo dục này; Nhân loại chết trên tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đó; Sự công bằng bị mất trên tay của các thẩm phán của nền giáo dục tệ hại nói trên.

Sự sụp đổ của giáo dục chính là sự sụp đổ của một quốc gia.”

                                                                                      Nelson Mandela

Các quốc gia đã chuyển mình nhờ phát triển giáo dục

Có lẽ sau phát biểu của ngài Tổng thống đáng kính của Nam Phi, người đã phải phóng nhân dân quốc gia này khỏi nạn phân biệt chủng tộc Apathai, đã là quá đủ để chúng ta có thể nhìn nhận về tầm quan trọng của giáo dục với một quốc gia. Với sự phát triển của một cá nhân hay cả xã hội, vai trò của giáo dục vẫn không hề suy giảm. Giáo dục luôn là cứu cánh của những người nghèo, những kẻ yếu thế vượt lên, giành lấy một cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn nhờ vào nỗ lực học tập không ngừng nghỉ của bản thân. Tôi xin được chỉ ra các nước đã vận dụng thành công chân lý này.

Singapore

Singapore được xem là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới, và giáo dục chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp họ đạt được điều đó. Từ khi giành độc lập vào năm 1965, dù còn nhiều khó khăn nhưng Singapore đã đầu tư rất mạnh vào giáo dục và đào tạo, với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cao cấp để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện đại của họ.

Hệ thống giáo dục của Singapore được coi là rất chất lượng, với nhiều trường đại học hàng đầu (NUS và NTU là hai đại học của nước này nằm trong top đầu thế giới) và chương trình giáo dục đa dạng. Bên cạnh đó, Singapore còn có một chính sách tiên tiến trong việc tuyển dụng và đào tạo giáo viên, đảm bảo rằng họ luôn đáp ứng được yêu cầu của hệ thống giáo dục ngày càng phát triển.

Kết quả của việc đầu tư mạnh vào giáo dục là Singapore đã có được một nguồn nhân lực rất chất lượng, với nhiều người tài năng và trí tuệ hàng đầu thế giới. Nhờ đó, Singapore đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế, công nghệ và tài chính hàng đầu thế giới, và được coi là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc sử dụng giáo dục để đưa đất nước phát triển.

Năm 2022, GDP Bình quân đầu người của quốc gia này theo dữ liệu từ IMF là 107,942 USD, đứng thứ 2 trên thế giới và gấp 27 lần Việt Nam.

Hàn Quốc

Hàn Quốc từng là quốc gia kém phát triển bị phá hủy hoàn toàn sau chiến tranh đã vươn lên trở thành một nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới. Điều này có sự đóng góp quan trọng của giáo dục. Giáo dục được coi là một trong những trụ cột cơ bản của nền kinh tế tri thức của Hàn Quốc.

Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc rất nghiêm ngặt và đòi hỏi sự phấn đấu cao đối với các học sinh. Hầu hết các học sinh Hàn Quốc phải tham gia vào các lớp học tối đa mức có thể và thường xuyên tham gia vào các lớp học bổ sung. Một số trường học còn tổ chức các lớp học vào buổi tối và các khóa học thêm vào cuối tuần để giúp học sinh cải thiện kết quả học tập của mình.

Bên cạnh đó, giáo dục còn được xem là một phương tiện để nâng cao đời sống của người dân Hàn Quốc. Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc cung cấp cho học sinh kiến thức chuyên sâu về nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khoa học, kỹ thuật, kinh tế đến văn hóa và ngôn ngữ. Nhờ đó, người dân Hàn Quốc có thể học hỏi và áp dụng những kiến thức này để nâng cao cuộc sống của họ.

Hiện Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới với GDP gấp 4.5 lần Việt Nam dù dân số chỉ bằng 2/3 so với nước ta.

Israel

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Israel. Với một nền kinh tế dựa trên sự đổi mới và khoa học công nghệ, Israel đã đầu tư rất nhiều cho hệ thống giáo dục của mình. Những trường đại học và viện nghiên cứu của Israel đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các công nghệ tiên tiến và sản phẩm đột phá.

Hệ thống giáo dục của Israel cũng giúp đào tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao và chuyên môn hóa. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia và việc phát triển các ngành công nghiệp như khoa học công nghệ, y tế, năng lượng, và an ninh. Hơn nữa, hệ thống giáo dục ở Israel cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng mềm cho các sinh viên như kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và lãnh đạo. Những kỹ năng này có thể giúp các sinh viên trở thành những nhân viên hiệu quả trong các doanh nghiệp và giúp đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

Hiện Isarel là một trong những quốc gia có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục cao nhất thế giới (khoảng 15% GDP) và một quốc gia có tỷ lệ bằng phát minh trên dân cao nhất trên thế giới. Isarel cũng dẫn đầu thế giới về công nghệ quốc phòng, nông nghiệp công nghệ cao và khởi nghiệp.

Israel có dân số bằng khoảng 1/11 Việt Nam nhưng nên kinh tế của họ có quy mô cao hơn Việt Nam khoảng 20%.

Các quốc gia khác phát triển nhờ giáo dục

Các quốc gia khác như Nhật Bản, Phần Lan và Trung Quốc cũng là những ví dụ điển hình của việc nhờ phát triển giáo dục mà vươn lên trở thành các quốc gia phát triển thịnh vượng.  

Với Nhật Bản từ sau Duy Tân Minh Trị, quốc gia này đã liên tục cải cách giáo dục theo tư tưởng của các nước phương Tây và dần trở thành quốc gia phát triển nhất Châu Á. Sự phát triển hùng mạnh cũng giúp quốc gia này không những tránh được nạn ngoại xâm mà còn trở thành một để quốc hùng mạnh, thường xuyên bát nạt các nước trong khu vực như Trung Quốc, Nga, Triều Tiên. Nhật Bản hiện là cường quốc kinh tế đứng thứ 3 thế giới về quy mô và dẫn đầu thế giới về nhiều ngành công nghệ.

Phần Lan là quốc gia bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ 2 và thực tế là họ chẳng còn gì sau khi thảm bại trong cuộc chiến này. Tuy vậy những cải cách giáo dục liên tục cho tới ngày nay khiến cho nước ngày thuộc nhóm có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Tại Phần Lan giáo dục là bắt buộc và miễn phí cho tất cả mọi người. Nhờ giáo dục Phần Lan có đội ngũ nhân sự để tự mình xây dựng nên những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Nokia. Nước này cũng chỉ có 5.5 triệu dân nhưng quy mô GDP khoảng 300 tỷ USD (khoảng 3/4 so với nước ta), trong khi thu nhập bình quân đầu người khoảng 55.000 USD, gấp 13 lần Việt Nam.

Nước láng giềng phía Bắc của chúng ta cải cách kinh tế trước Việt Nam khoảng 10 năm từ một nền kinh tế vô cùng lạc hậu và yếu kém. Tuy vậy, họ hiện là quốc gia có quy mô kinh tế lớn thứ 2 và chuẩn bị vươn lên số 1 thế giới. Một trong những đóng góp quan trọng cho sự phát triển vượt bậc đó là nhờ giáo dục. Trung Quốc có các trường đại học đứng trong top đầu thế giới như Thanh Hoa, Bắc Kinh, Phúc Đán và sự cạnh tranh về giáo dục của quốc gia này cũng ở mức khốc liệt nhất so với bất kể quốc gia nào. Trung Quốc hiện cũng là quốc gia có lực lượng lao động đông đảo và có chất lượng nhất thế giới. Nước này chính là công xưởng của các tập đoàn công nghệ hàng đầu và sản xuất ra phần lớn các sản phẩm công nghệ của thế giới. Họ cũng sở hữu tư duy quản trị riêng vô cùng năng suất và ưu việt so với cả các nền sản xuất của các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Đức hay Nhật Bản.

Thay cho lời kết

Một đất nước muốn phát triển thì chỉ có một con đường duy nhất là tận dụng tài nguyên con người và cách duy nhất để khai thác tài nguyên quý giá này là giáo dục. Phát triển giáo dục ở các nước không phải là hô hào mà được thể hiện qua việc đầu tư bài bản và thực chất. Nước ta muốn phát triển đi lên sớm muộn gì cũng phải học các quốc gia này. Trong khi chờ đợi các chính sách phát triển giáo dục từ chính phủ, mỗi người chúng ta cũng nên tự thân vận động, tìm ra con đường giáo dục tốt nhất cho bản thân và xây dựng kỹ năng tự học để hướng tới sự thịnh vượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *