Tamdoanh

09.8765.8887

Thực trạng hướng nghiệp và học tập của sinh viên đại học – cao đẳng dưới góc nhìn chuyên gia

Nhìn từ một thực trạng trong xã hội

Mỗi năm, trường ĐH Bách Khoa tuyển sinh khoảng 7.000 – 8.000 sinh viên hệ chính quy nhưng trong lễ tốt nghiệp luôn chỉ có khoảng 70% sinh viên ra trường. Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên bỏ học của sau năm đầu của một trường đại học dân lập nằm ở Quận Bình Thạnh, TP. HCM lên tới 30% và các năm sau cũng khoảng trên dưới 20%, tương đương với tỷ lệ hơn 50% bỏ học và ngừng học.

Tại kỳ xét tuyển ĐH-CĐ năm 2022, dù mỗi học sinh chỉ được trúng tuyển duy nhất một nguyện vọng, nhưng có rất nhiều trường ĐH có tỷ lệ thí sinh nhập học dưới 50% thậm chí không có sinh viên nhập học.

Chúng ta không tìm được các thông tin thống kê đáng tin cậy về tỷ lệ sinh viên đại học thất nghiệp vì không trường nào muốn công bố nhưng ai cũng có thể thấy việc sinh viên học ra trường rồi không đi làm đúng ngành nghề được đào tạo hoặc làm những công việc không yêu cầu trình độ rất nhiều.

Cũng có trường hợp học sinh nhận định được năng lực của bản thân và tự chọn con đường học nghề. Tuy vậy, tỷ lệ học nghề ra có việc làm và thu nhập ổn định rất thấp. Cuối cùng sinh viên vẫn không làm đúng nghề mình đã học hoặc làm việc với mức lương vô cùng bấp bênh.

Hệ quả của việc thiếu định hướng nghề nghiệp

Tất cả những hiện trạng trên đều chỉ ra cùng một vấn đề: sinh viên không được định hướng nghề nghiệp tốt dẫn tới lạc lõng trong việc học tập và theo đuổi sự nghiệp. Một khi không có định hướng, sinh viên như con thuyền không bến, chơi vơi trong cả học tập và công việc. Tình trạng này sẽ bắt đầu từ thời sinh viên và kéo dài tới mãi về sau khi sinh viên đã tham gia vào thị trường lao động. Điều đáng buồn này đang để lại những hệ lụy khôn lường về chất lượng giáo dục, gây ra những lãng phí không thể đo lường cho xã hội. Các hệ quả của nó bao gồm:

– Học sinh, sinh viên mất đi cơ hội có được tương lai tươi sáng nhờ học tập;

– Bỏ lỡ giai đoạn có khả năng học tập và phát triển quan trọng vốn có tính chất quyết định cuộc đời cả một con người.

– Lãng phí nguồn lực gồm thời gian, tiền bạc nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn và học phí ngày càng gia tăng như hiện nay.

– Ảnh hưởng tới niềm tin của cá nhân, gia đình và xã hội vào giáo dục;

– Tạo ra một lực lượng lao động yếu kém, làm việc kém hiệu quả, năng suất thấp.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu định hướng nghề nghiệp

Nguyên nhân của tình trạng học sinh, sinh viên thiếu những định hướng chính xác về nghề nghiệp gồm có:

– Hệ thống giáo dục THCS, THPT và cả ĐH-CĐ không có hoặc có các chương trình hướng nghiệp hiệu quả cho học sinh, sinh viên.

– HSSV bị lạc giữa mệ trận thông tin, không có được thông tin đúng để giúp định hướng nghề nghiệp.

– Sự cạnh tranh trong giáo dục dẫn đến các trường tìm mọi cách để tuyển sinh bất chấp nhằm thu được tiền, không quan tâm tới lợi ích của người học cũng như đánh giá sự phù hợp của tiêu chuẩn đầu vào.

– Chọn nghề theo phong trào, theo truyền thống, ép buộc của gia đình hoặc bất kỳ lý do gì mà không dựa trên sự đánh giá năng lực học tập, đam mê, thế mạnh và nhu cầu xã hội.

– Học sinh và sinh viên không được trang bị phương pháp học tập tốt nên ảnh hưởng tới hiệu quả và thành tích học tập.

Như vậy, có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng học sinh và sinh viên không được định hướng nghề nghiệp tốt và lạc lõng trên con đường học tập và theo đuổi sự nghiệp. Xã hội rất cần một giải pháp thực sự phù hợp và hiệu quả để giải quyết vấn đề đang ngày càng gây ra nhưng hệ quả đáng buồn và lãng phí đáng tiếc cho xã hội này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *