Tamdoanh

09.8765.8887

Giáo dục Việt Nam – nhiều việc còn đáng phải bàn

Người Việt Nam nổi tiếng là thông minh, hiểu học và chăm chỉ. Sinh viên Việt Nam thường đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic Toán học, tin học, vật lý quốc tế. Các trường đại học danh tiếng nhất thế giới bất kể Harvard, Stanford hay Cambridge đều là ngôi trường chào đón rất nhiều sinh viên xuất sắc người Việt Nam. Tuy nhiên nền giáo dục trong nước lại đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.

Chạy theo thành tích

Bệnh chạy theo thành tích từ lâu đã ngấm vào máu của người Việt Nam chúng ta. Nếu nhìn vào bảng điểm của học sinh Việt Nam thì đây có lẽ là bảng điểm tốt nhất thế giới khi học sinh phần lớn là học giỏi, xuất sắc, rất ít khi có học sinh trung bình.

Nếu như trước đây, ở các trường đại học top đầu, cả một khóa chỉ có một vài sinh viên xếp hạng giỏi thì hiện nay tỷ lệ tốt nghiệp đa phần là khá giỏi.

 

Các trường đại học của Việt Nam thường ít công bố số liệu về sinh viên có việc làm hoặc công bố số liệu không chính xác, không kiểm chứng được.

Ba trường đại học được xếp hạng cao nhất của Việt Nam trên các bảng xếp hạng thế giới đều chi tiền “chạy vị trí” bằng cách mua các bài báo khoa học dỏm để đăng trên các tạp chí thế giới nhằm đẩy rank trong khi ngay chính trong nước, học sinh của các trường này có đầu vào và mức độ thành công sau khi ra trường đều không bằng nhiều trường đại học khác.

 

 

Gian lận trong thi cử

Gian lận trong thi cử là vấn đề phổ biến xảy ra tại tất cả các cơ sở giáo dục của nước ta. Hầu hết học sinh, sinh viên đều ít nhất gian lận một lần nếu không muốn nói là thường xuyên theo cách nào đó để đạt được điểm thi tốt hơn.

Tuy nhiên, vấn đề gian lận này không chỉ đến từ cá nhân sinh viên mà còn được chính giáo viên và nhà trường tiếp tay nhất là trong các kỳ thi quan trọng ảnh hưởng tới thi đua của nhà trường như thi tốt nghiệp. Do việc cho phép dùng điểm học bạ để xét tuyển đại học nên rất nhiều trường nới cách cho điểm để tạo điều kiện cho học sinh có điểm số cao nhất nhằm trúng tuyển vào các trường đại học. Điều này cũng làm mặt bằng điểm số bị đẩy lên rất cao. Kết quả, học sinh trung bình biến thành học sinh khá, khá biến thành giỏi và giỏi biến thành xuất sắc. Chạy đua theo cách này, chính các nhà trường đã góp phần hạ thấp chất lượng giáo dục xuống.

Ở một số tỉnh thành, trong kỳ thi tốt nghiệp, những người chấm thi còn cố gắng nâng điểm cho một số học sinh là con em của các quan chức để đổi lấy lợi ích vật chất hoặc ưu ái khác. Điển hình việc này đã bị phát hiện vào năm 2018, 2020 tại Hà Giang và Hòa Bình. Sự việc chỉ bị phanh phui khi phổ điểm của những tỉnh này cao một cách bất thường do được nâng điểm trên quy mô lớn. Nếu nâng số lượng ít và quy mô nhỏ thì không ai phát hiện được nên không ai biết được hiện tượng này đã xảy ra từ bao giờ và ở những địa phương nào.

 

Chất lượng giáo viên thấp

 Mặc dù muốn phát triển giáo dục nhưng nước ta lại không coi trọng vai trò của giáo viên  – hạt nhân chính trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.

Giáo dục là là dịch vụ công và lương giáo viên phần lơn do nhà nước chi trả nên giáo viên là một trong những ngành có thu nhập thấp nhất Việt Nam. Bất kể một giáo viên có xuất sắc như thế nào, có bao nhiêu năm kinh nghiệm thì nếu dạy ở trường công mức lương cũng không thể vượt quá 15tr đồng/tháng. Đa phần giáo viên hưởng lương từ 5 – 10tr đồng/tháng.

Nước ta duy trì một chính sách miễn học phí với ngành sư phạm khiến cho việc học sư phạm thường chỉ dành cho những sinh viên nghèo, không đủ tiền theo học các ngành khác. Sinh viên sư phạm ra trường hưởng mức lương rất thấp, thường chỉ bằng 1/2 – 2/3 các ngành khác. Điều này khiến người làm giáo dục không có điều kiện về tài chính để nâng cao trình độ của mình. Vì những lý do này, các học sinh giỏi nhất thường không theo ngành sư phạm, điều này khiến cho chất lượng giáo viên ngày càng suy giảm.

Do trả lương thấp, nhà nước cũng không thể yêu cầu cao từ ngành giáo dục. Ví dụ, trước đây bộ từng có chính sách giáo viên tiếng Anh phải đạt chứng chỉ quốc tế là IELTS 6.0 trở lên. Mắc dù đây là mức tương đối thấp nhưng cuối cùng phải hủy bỏ vì các giáo viên không đáp ứng được. Chính vì thế, các giáo viên kém tiếng Anh vẫn ngày ngày đứng lớp dạy ngoại ngữ cho học sinh dân tới học sinh Việt Nam đa phần chỉ biết học ngữ pháp, không biết nghe nói. Tuy nhiên, nhà nước cũng không có cách nào bởi mặt bằng giáo viên không đáp ứng được. Cuối cùng học sinh vừa phải học ngoại ngữ trên lớp, vừa ra ngoài trung tâm học để đáp ứng yêu cầu của họ.

 

Tìm mãi không ra hướng phát triển giáo dục

 

 

Phương pháp học tập không coi trọng tư duy và thực hành

Phương pháp học của Việt Nam coi trọng lý thuyết, không quan tâm tới tuy duy và thực hành. Học sinh Việt Nam thường được giảng viên giảng dạy kiến thức trên sách vở, ghi chép, học thuộc, làm các bài tập và đi thi. Với cách học “đóng” như vậy, học sinh sẽ được điểm cao vì cách thi cử không mới và dần dần học sinh cũng đã quen với các bộ đề, bộ câu hỏi ôn tập có sẵn.

Với cách học này, học sinh không phát triển được tư duy học tập, không biết ứng dụng kiến thức nên thường học xong, học sinh sẽ quên hết.

 

 

 

Bệnh thành tích là hiện tượng mà một số học sinh, sinh viên, hoặc giáo viên tập trung quá nhiều vào việc đạt thành tích học tập và bỏ qua những kỹ năng khác trong quá trình học tập và phát triển bản thân. Hiện tượng này phổ biến trong hệ thống giáo dục Việt Nam và được thể hiện như sau:

  1. Tập trung vào điểm số: Học sinh và sinh viên quan tâm đến việc đạt được điểm số cao nhất, thay vì tập trung vào quá trình học tập và phát triển kỹ năng. Khi thi cử là mục tiêu chính của và họ thường tập trung học để đạt được kết quả cao trong các kỳ thi này. Tuy nhiên, họ không quan tâm đến việc học để có được kiến thức thực tế và phát triển kỹ năng cần thiết. Điều này dẫn đến việc bỏ qua những kiến thức và kỹ năng quan trọng khác, có thể gây khó khăn trong tương lai.

  2. Áp lực từ gia đình: Gia đình đặt quá nhiều áp lực lên con cái để đạt thành tích cao nhất trong học tập. Học sinh và sinh viên Việt Nam thường bị so sánh với bạn bè để làm niềm tự hào hay thất vọng của cha mẹ. Điều này khiến cho học sinh và sinh viên cảm thấy bị ép buộc và không có động lực để học tập.

  3. Bỏ qua việc phát triển kỹ năng mềm: Học sinh và sinh viên thường không đầu tư đủ thời gian để phát triển kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo. Điều này làm cho họ khó thích nghi với môi trường làm việc và đời sống sau này.

  4. Các gian lận về thành tích không được ngăn chặn và xử lý

  5. H

\

Trong tổng thể, bệnh thành tích là một vấn đề quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam và cần có các giải pháp để giải quyết vấn đề này và tạo môi trường học tập lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho học sinh và sinh viên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *